Ngày 16/4, Trung tâm Y tế Giang Thành ban hành văn bản hướng dẫn các Trạm Y tế xã tổ chức các hoạt động truyền thông hưởng ứng Ngày Thế giới phòng, chống Sốt rét (25/4) với Chủ đề “Zero Malairia – Draw theLine” tạm dịch là “Không còn bệnh Sốt rét – Ngăn ngừa sốt rét quay trở lại”

Sốt rét là bệnh truyền nhiễm do ký sinh trùng sốt rét gây nên, bệnh lây truyền qua đường máu do muỗi Anophen hút máu từ người bệnh truyền sang người lành. Ký sinh trùng sốt rét xâm nhập vào cơ thể người phá hủy hồng cầu làm cho người bệnh bị thiếu máu và gây nên cơn sốt rét, nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn tới tử vong. Bệnh sốt rét thường xuất hiện từ tháng 4 đến tháng 7 hàng năm. Thời gian này, muỗi phát triển mạnh, người bị muỗi đốt có nguy cơ mắc bệnh sốt rét cao.

Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO),hiện nay bệnh sốt rét còn lưu hành ở 91 quốc gia và vùng lãnh thổ với trên 3 tỷ người sống trong vùng sốt rét lưu hành. Ở Việt Nam, có khoảng 12 triệu người sống trong vùng sốt rét lưu hành. Người mắc bệnh sốt rét chủ yếu là người nghèo, người dân tộc sống ở các vùng kinh tế khó khăn, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới.


Hiện nay, chưa có vắc xin phòng bệnh sốt rét,chính vì vậy việc phòng chống muỗi truyền bệnh vẫn được xem là biện pháp hữu hiệu nhất. Có nhiều phương pháp khác nhau để phòng chống muỗi truyền bệnh sốt rét như: Diệt muỗi, diệt lăng quăng bằng hóa chất hoặc ngăn sự tiếp xúc giữa người và muỗi truyền bệnh. Người dân cũng có thể làm cửa lưới, mành rèm chống muỗi ở các cửa sổ để giảm tối đa sự xâm nhập của muỗi vào nhà. Điều quan trọng nhất, hữu hiệu nhất để phòng chống sốt rét hiện nay là phải ngủ màn thường xuyên, màn phải được tẩm hóa chất và phun hóa chất diệt muỗi... 


Bệnh sốt rét có thể phòng, chống và chữa khỏi được hoàn toàn khi thực hiện tốt các biện pháp phòng bệnh, phát hiện sớm và điều trị bệnh kịp thời. Vì vậy, toàn dân hãy tích cực tham gia các hoạt động phòng, chống sốt rét./.

Nguyễn Trung Kiên – Trung tâm Y tế Giang Thành

 

Số lượt truy cập:

Trực tuyến: